Ngành chế biến cao
su đang phát triển nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế và đã đóng góp một phần
không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước. Song song với sự phát triển nhanh chóng
về kinh tế thì các vấn đề môi trường do ngành này gây ra cũng là
một vấn đề đáng lo ngại.
Nước thải chế biến cao
su
từ quá trình chế biến chưa được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân
làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su là vấn đề cần thiết đối với doanh nghiệp.
Nước thải chế biến cao su phát sinh chủ yếu từ
các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn
chứa.
Thành phần nước thải chế biến cao su
Trong
nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit foomic (dùng trong quá
trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông).
Nồng
độ COD, BOD, N tương đối cao
Có
mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường axit. Hình thành
nhiều chất khí khác như NH3, CH3COOH, H2S…
Với
mục tiêu xây dựng hệ thống hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước
thải đạt tiêu chuẩn môi trường vừa đảm bảo tính tính mỹ quan của công trình so
với các công trình xung quanh, và tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá
trình xử lý. Vì vậy Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh lựa chọn công nghệ sinh học kết hợp với
cơ học và hóa lý, là phương pháp tối ưu nhất.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su |
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến cao su
Nước
thải chế biến cao su được đưa qua SCR để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn
sau đó được đưa qua bể thu gom nước thải và dẫn vào bể tách mủ để thu hồi lượng
mủ còn sót lại đồng thời làm giảm 1 phần hàm lượng BOD và pH trong nước .
Từ bể
tách mủ nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng nước thải và
được dẫn qua bể keo tụ tạo bông có châm phèn và polymer. Dưới tác dụng của hóa
chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể
phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại
bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn
ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và
bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng.
Nước
thải từ bể lắng tự chảy qua bể UASB – là công trình xử lý sinh học kị khí. Nước
thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí và toàn bộ các quá
trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này, bao gồm quá trình thủy phân, acid
hóa, acetate hóa và tạo thành khí methane, và các sản phẩm cuối cùng khác. Tuy
nhiên, sau khi qua bể kị khí, nồng độ các chất hữu cơ và các chất khác vẫn còn
cao hơn tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật nên
nước thải sẽ tiếp tục được xử lý sinh học ở cấp bậc cao hơn.
Nước
thải từ bể UASB tự chảy vào bể anoxic – aerotank. Đây là bể bùn hoạt tính hiếu
khí kết hợp khử nitơ, xử lý tổng hợp các chất ô nhiễm trong nước.
Nước
thải từ bể anoxic – aerotank được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng
2.
Nước
và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể là hệ
thống tấm lắng 2, với nhiều lớp mỏng được sắp xếp theo một trình tự và khoảng
cách nhất đinh.
Khi
hỗn hợp nước và bông cặn đi qua hệ thống này, các bông bùn va chạm với nhau,
tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông
bùn ban đầu. Nước sạch được thu ở phía trên bể lắng và được đưa sang hồ sinh
học.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 01/2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về thiết kế xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su hoặc các hệ thống xử lý nước thải, hồ sơ môi trường liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét